Xem Nhiều 12/2024 # Mở Rộng Cấp Chứng Thư Điện Tử Cho Lô Hàng Thủy Sản Xuất Khẩu # Top Yêu Thích

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản đề nghị các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản tăng cường triển khai mở rộng cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu theo cơ chế một cửa quốc gia.

Theo đó, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản yêu cầu các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu nghiên cứu, tìm hiểu thông tin, quy định về Hệ thống một cửa quốc gia được đăng tải trên cổng thông tin Hệ thống một cửa quốc gia, website của Tổng cục Hải quan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản. Đồng thời, liên hệ với các Trung tâm vùng thuộc Nafiqad để được hướng dẫn áp dụng Hệ thống một cửa quốc gia.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chuẩn bị các thủ tục cần thiết (đăng ký chữ ký số, tài khoản…) và thực hiện việc đăng ký cấp chứng thư điện tử trên Hệ thống một cửa quốc gia đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Hàn Quốc, Trung Quốc từ ngày 1/3/2017. Từ ngày 15/3/2017, đối với các thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc, Nafiqad sẽ ngừng hỗ trợ giải quyết các vướng mắc về chứng thư được đăng ký bởi hồ sơ giấy nếu sai lỗi xuất phát từ phía chủ hàng.

Trong thời gian tới, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản sẽ dừng tiếp nhận đăng ký cấp chứng thư qua hồ sơ giấy mà chỉ xử lý qua hệ thống một cửa quốc gia./

Hà Tĩnh khôi phục sản xuất cho ngư dân

Tại xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh), sự cố môi trường biển đã làm ảnh hưởng đến 144 tàu thuyền với gần 800 lao động. Đến thời điểm này, xã đã cơ bản chi trả được tiền đền bù thiệt hại. Sau khi nhận tiền đền bù, mỗi gia đình lại có một cách khác nhau để đầu tư phát triển sản xuất. Bên cạnh một số gia đình có định hướng chuyển sang phát triển chăn nuôi, trồng trọt thì hầu hết bà con đều mong muốn sử dụng nguồn tiền đền bù vào việc nâng cấp tàu thuyền, mua sắm ngư lưới cụ.

Còn tại Thị xã Kỳ Anh công tác chi trả tiền đền bù được thực hiện khẩn trương liên tục từ trước và sau Tết nguyên đán. Không chờ đến nguồn đền bù, trước đó một số ngư dân đã nhạy bén nắm bắt tình hình để có sự điều chỉnh trong sản xuất kinh doanh. Ông Đặng Đình Lình, một chủ hộ kinh doanh hải sản ở xã Kỳ Ninh đã quyết định đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng dây chuyền sản xuất gạch không nung. Từ chỗ hàng quán ế ẩm sau sự cố môi trường, giờ đây ông Lình đã có thể thu nhập mỗi tháng hơn 10 triệu đồng từ sản phẩm gạch. Cơ sở còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 6 lao động trên địa bàn.

Cùng với các chính sách đền bù, hỗ trợ từ Trung ương, sau sự cố môi trường biển, tỉnh Hà Tĩnh cũng đã ban hành nhiều chính sách để khôi phục sản xuất ổn định sinh kế lâu dài cho lao động nghề biển.  Quyết định 1822 về hỗ trợ vay vốn đóng tàu xa bờ là một ví dụ. Với mức hỗ trợ 7% cho 5 năm đầu tiên và 6% cho 10 năm tiếp theo và tổng mức hỗ trợ 1 tàu không quá 1 tỷ đồng, đến hết năm 2016 đã có 16 khách hàng vay số tiền trên 6,5 tỷ đồng để nâng cấp đóng mới tàu xa bờ.

Dù còn nhiều khó khăn do đời sống sản xuất bị xáo trộn sau một thời gian gián đoạn bởi sự cố môi trường, nhưng đến nay ngư dân Hà Tĩnh đã bắt đầu yên tâm hơn khi những chính sách hỗ trợ và đền bù đã đi vào cuộc sống. Những cơ hội mới về chuyển đổi ngành nghề, về nâng cấp tàu thuyền ngư lưới cụ đã mở ra, tạo thuận lợi cho một bộ phận ngư dân vươn khơi bám biển dài ngày, hoặc chí ít cũng đã có thể trở lại với ngư trường truyền thống.

Nguồn: ANTV

Cùng Chuyên Mục
Bài Viết Trước
Bài Viết Sau